Giảm ăn muối để phòng chống tăng huyết áp, đột quỵ và các bệnh không lây nhiễm khác

Muối là một loại gia vị quen thuộc, trong đó Natri là một trong hai nguyên tố chính, chiếm khoảng 40% trọng lượng của muối. Ăn thừa Natri là yếu tố nguy cơ chính đối với sức khỏe.

Muối có nhiều tác dụng nhằm đảm bảo một số chức năng sinh lý của cơ thể như duy trì cân bằng dịch thể, dẫn truyền tìn hiệu thần kinh – cơ, điều hòa huyết áp, hỗ trợ hấp thụ các chất dinh dưỡng. Muối có tác dụng giúp tạo vị mặn cho thực phẩm, giúp giảm đáng kể vị đắng, chua nhưng vị ngọt không mất đi nhiều. Ngoài ra muối còn có một số tác dụng khác như: ứng dụng của muối trong bảo quản thực phẩm, ứng dụng trong công nghiệp, sản xuất, giao thông…

 

 

Mặc dù muối rất cần thiết đối với cơ thể nhưng nếu chúng ta ăn thừa muối lại gây ra tác hại cho sức khỏe, một trong các nguyên nhân hàng đầu gây tăng huyết áp, nguy cơ cao gây ra đột quỵ, mắc các bệnh, rối loạn các chức năng cơ thể. Ăn thừa muối còn liên quan đến các bệnh béo phì, suy giảm nhận thức, rối loạn thính lực, làm bệnh hen phế quản nặng thêm, thiếu vi chất dinh dưỡng…

 Muối chứa nhiều trong các gia vị như bột canh, hạt nêm, nước mắm, xì dầu, mỳ chính. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, mỗi ngày người trưởng thành chỉ nên ăn dưới 5 gam muối, tương đương 1 thìa cà phê muối; trẻ em ăn ít muối hơn nữa so với người trưởng thành; người mắc các bệnh như tim mạch, tăng huyết áp, thận cần ăn muối theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Để giảm ăn muối, mỗi người, mỗi gia đình hãy thực hiện “Cho bớt muối – Chấm nhẹ tay – Giảm ngay đồ mặn”

 

                                                                                             BÉ HAI

                                                                                  TTYT huyện Tam Bình